Nội dung chính
Trong thời gian gần đây, các thiết kế nội thất thường chú trọng tận dụng tối đa công năng của từng khu vực nhưng vẫn đảm bảo sự riêng tư. Các thiết kế này thường được thấy nhiều trong thiết kế khu vực vệ sinh với việc bố trí nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt. Việc tách riêng các khu vực này sẽ đảm bảo sự riêng tư khi sử dụng. Dưới đây là một số ý tưởng và lưu ý cần thiết mà KDesign muốn chia sẻ đến các bạn, nếu các bạn cũng đang muốn tìm kiếm các mẫu thiết kế độc đáo, tách biệt dành cho nhà vệ sinh.
1. Lý do nên thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt
Tại sao thiết kế nhà vệ sinh tách biệt các khu vực lại được ưa chuộng đến vậy? Ưu điểm của việc thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt bao gồm những ý sau đây:
1.1 Đảm bảo tiện ích sử dụng
Đây được cho là một những yếu tố khiến nhiều người dùng quyết định thiết kế 2 khu vực tách biệt là bởi đáp ứng được nhu cầu cho 2 người muốn sử dụng nhà vệ sinh cùng một lúc. Nếu nhà bạn sở hữu 1 nhà vệ sinh duy nhất thì đây cũng là một sự lựa chọn giúp giải quyết nhu cầu của nhiều thành viên trong gia đình hơn.
1.2 Đảm bảo vệ sinh
Lý do thứ 2 thiết thực không kém là để đảm bảo vệ sinh cho 2 khu vực. Phòng tắm thường là nơi sạch sẽ, giúp bạn thư giãn tinh thần sau ngày dài làm việc. Còn nhà vệ sinh là nơi giải quyết các nhu cầu bài tiết của cơ thể. Việc để 2 khu vực trong 1 không gian chung không phải là không nên, nhưng nhiều người vẫn cân nhắc và lựa chọn tách biệt để đảm bảo vệ sinh chung cho gia đình.
1.3 Tính thẩm mỹ cao
Ngày nay nhu cầu thiết kế nhà vệ sinh theo phong cách sang trọng, hiện đại của nhiều gia đình cũng trở nên phổ biến hơn. Nhà vệ sinh không còn là nơi giải quyết những “bầu tâm sự” mà nó còn là nơi thư giãn dưới vòi sen hay bồn tắm, điều tiết tâm trạng cho người dùng. Vậy nên việc tách biệt giữa nhà vệ sinh và nhà tắm cũng được đánh giá tăng sự thẩm mỹ và sang trọng hơn. Chẳng ai muốn ngâm mình thư giãn trong bồn tắm và kế bên là bồn vệ sinh cả đúng không nào?
2. Những lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội như riêng tư hay đảm bảo vệ sinh cho người dùng. Thì việc phân tách không gian giữa nhà vệ sinh và nhà tắm cũng có những lưu ý cần quan tâm như:
- Nếu bạn không quen việc phân tách 2 khu vực và thường có thói quen sử dụng nhà vệ sinh và phòng tắm cùng lúc thì đây không phải sự lựa chọn phù hợp bởi việc di chuyển giữa 2 khu vực không thuận lợi.
- Tốn kém kinh phí: Tất nhiên việc lắp đặt các thiết bị trong 1 không gian sẽ tiết kiệm chi phí hơn khi xây riêng 2 căn phòng tách biệt chỉ để dùng cho 1 mục đích.
- Tốn kém diện tích: Hình thức phân tách khu vực này cần một diện tích đủ lớn để có thể xây dựng 2 khu vực cho nhà vệ sinh và nhà tắm.
- Lưu ý lựa chọn những loại gạch chống trơn trượt, chống ố vàng, dễ vệ sinh dành riêng cho nhà tắm. Độ dốc của sàn nhà vệ sinh cũng là điều cần lưu ý khi xây dựng để đảm bảo việc thoát nước dễ dàng và giữ cho nhà tắm được khô ráo, sạch sẽ.
- Đảm bảo ánh sáng và thông gió: Vốn là không gian ẩm ướt và dễ dàng sinh sản vi khuẩn, nấm mốc, việc lắp đặt hệ thống thông gió là điều cần thiết và thiết thực nhất. Nếu không thể thiết kế cửa sổ lớn, việc lắp đặt quạt thông gió cũng là sự lựa chọn phù hợp.
3. Một số mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt
Bạn đã chọn được phong cách thiết kế nhà tắm và nhà vệ sinh riêng biệt cho căn hộ của mình chưa, hãy liên hệ ngay KDesign qua hotline 0376 177 594 hoặc chat trực tiếp với chuyên viên để được tư vấn thiết kế miễn phí.
Tham khảo thêm:
Mẫu thiết kế phòng ngủ có nhà vệ sinh khép kín hợp phong thủy
Kê giường ngủ quay đầu hướng nào tốt cho gia chủ? Hợp phong thủy?
Thiết kế phòng ngủ 20m2 có toilet riêng hiện đại và tiện nghi
Mẫu thiết kế nhà bếp và phòng ăn đẹp, đầy tiện nghi
Mẫu thiết kế căn hộ studio 30m2 đẹp, tiện nghi, thoáng mát
100+ Mẫu thiết kế nội thất chung cư 3 phòng ngủ đẹp, tiện nghi 2022