Bếp được ví như linh hồn của ngôi nhà, là không gian gia đình quây quần, sum họp cùng nhau thưởng thức và tạo ra những món ăn ngon. Đây cũng chính là nơi lưu giữ ngọn lửa hạnh phúc gia đình và tạo sợi dây kết nối giữa các thành viên. Chính vì vậy, để có thể tạo nên không gian bếp phù hợp cần hội tụ đủ các yếu tố từ cách bài trí, màu sắc đến đồ dùng nội thất. Trong bài viết dưới đây, KDesign chia sẻ đến bạn 50+ mẫu thiết kế nhà bếp đẹp, hiện đại và tiện nghi nhất 2023.
1. Nguyên tắc quan trọng trong thiết kế nhà bếp
1.1. Nắm rõ sở thích ăn uống trong gia đình
Nếu gia đình thường xuyên thưởng thức những món ăn có mùi đặc trưng như hải sản, các loại mắm, cá khô, mực khô,… thì nên lắp đặt khung cửa sổ hoặc máy hút mùi để không gây ám mùi đồ ăn. Việc thiết kế nhà bếp phù hợp với sở thích ăn uống của gia đình sẽ tạo cảm giác dễ chịu cho người dùng.
1.2. Nắm rõ mặt bằng khu vực thiết kế bếp
Khi thiết kế nội thất nhà bếp cần lưu ý đến hệ thống điện, cấp và thoát nước để bố trí chức năng bếp cho phù hợp. Trong trường hợp có thể thay đổi vị trí bố trí sẵn thì cần có sự tính toán để bài trí thiết bị đảm bảo sự thuận tiện trong quá trình di chuyển và sử dụng.
1.3. Áp dụng quy tắc tam giác trong thiết kế bếp
Trong thiết kế nội thất nhà bếp có 3 điểm cần lưu ý là tủ lạnh, bếp nấu và bồn rửa. Khi thiết kế nhà bếp cần tạo điểm nối cho 3 điểm thành hình tam giác. Việc phân bố như vậy sẽ giúp cho người dùng có thể dễ dàng di chuyển linh hoạt giữa 3 khu vực.
2. Xu hướng thiết kế nhà bếp đẹp tiện nghi nhất hiện nay
2.1. Thiết kế nhà bếp tối giản
Thiết kế nhà bếp phong cách tối giản sở hữu nét đẹp giản đơn nhưng toát lên sự tinh tế. Sự kết hợp hài hòa giữa những gam màu nhẹ nhàng luôn là sự lựa chọn tuyệt vời cho căn bếp nhỏ xinh. Kiểu dáng gọn gàng và đa năng là tiêu chí nội thất của gian bếp tối giản. Đây cũng là xu hướng thiết kế bếp đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía các chủ đầu tư hiện nay.
>>> Xem thêm: Phong cách minimalism – Tối giản, tinh tế trong thiết kế nội thất
2.2. Thiết kế bếp hiện đại
Phong cách hiện đại chưa bao giờ lỗi thời bởi chúng luôn cập nhật xu hướng và mang đến vẻ đẹp thời thượng nhất. Thiết kế nhà bếp hiện đại có sức hấp dẫn lớn đối với đa số gia đình hiện nay, không chỉ mang vẻ đẹp hiện đại, tinh tế thì nhà bếp còn tích hợp nhiều công năng với đồ dùng thông minh. Vì vậy, thiết kế nội thất nhà bếp hiện đại giúp tăng khả năng lưu trữ và mang đến không gian sống tiện nghi.
2.3. Thiết kế bếp phong cách tân cổ điển
Sự giao thoa giữa 2 phong cách cổ điển và hiện đại đã tạo nên vẻ đẹp quyến rũ mang tên tân cổ điển. Phong cách này thích hợp cho không gian diện tích rộng rãi để có thể phô bày được các đặc trưng nổi bật của nó. Thiết kế nhà bếp với những đường nét, họa tiết ấn tượng giúp không gian trở nên sang trọng hơn.
2.4. Thiết kế nội thất phòng bếp cổ điển
Nếu bạn là người ưa chuộng nét đẹp cổ điển mang đậm hơi hướng Châu Âu thì đây chính là mẫu thiết kế nhà bếp dành riêng cho bạn. Chúng ta dễ dàng bắt gặp nội thất kiểu dáng đồ sộ, họa tiết cầu kỳ được chế tác từ chất liệu cao cấp tạo nên không gian bếp lộng lẫy và thể hiện đẳng cấp gia chủ.
>>> Xem thêm: Phong cách nội thất cổ điển – Vẻ đẹp sang trọng vượt thời gian
2.5. Thiết kế nội thất nhà bếp Vintage
Sự kết hợp vô cùng tinh tế giữa sự hiện đại và nét đẹp mang đậm dấu ấn thời gian. Phong cách vintage đang trở thành trào lưu trong thiết kế nhà bếp cũng như các loại công trình khác. Bởi lẽ, sự mộc mạc, gần gũi, lãng mạn và gợi nhớ về cuộc sống những năm 1950 – 1980. Gian bếp hoài niệm với đồ dùng mang hình dáng cổ xưa kết hợp cùng thiết bị hiện đại đã góp phần tạo nên không gian bếp tiện nghi và ấm cúng.
2.6. Thiết kế nhà bếp phong cách luxury
Thiết kế nội thất nhà bếp phong cách luxury với vẻ đẹp sang trọng toát lên từ chất liệu nội thất cao cấp và đắt đỏ. Họa tiết tự nhiên trên đá cẩm thạch kết hợp cùng sự sáng bóng của phụ kiện ánh kim càng khiến không gian bếp trở nên lộng lẫy và đẳng cấp.
3. Các kiểu thiết kế nhà bếp được ưa chuộng nhất
3.1. Thiết kế bếp chữ L
Bếp chữ L là mẫu thiết kế thông dụng được đông đảo chủ đầu tư lựa chọn. Lắp đặt tại vị trí sát góc tường giúp không gian nhà bếp trở nên rộng rãi và thông thoáng hơn. Dạng bếp chữ L giúp gia tăng không gian lưu trữ đồ dùng. Bên cạnh đó, thiết kế bếp tuân thủ quy tắc tam giác sẽ mang đến sự thuận tiện trong quá trình sinh hoạt.
>>> Xem thêm: Mẫu thiết kế tủ bếp chữ L đẹp tiện nghi, đa năng nhất 2023
3.2. Mẫu nhà bếp đẹp chữ U
Thiết kế bếp chữ U chạy dọc theo 3 bức tường, tạo khoảng trống ở giữa rộng rãi, dễ dàng di chuyển giữa các khu vực. Mẫu bếp này có diện tích lưu trữ lớn nhất trong tất các các kiểu thiết kế bởi dáng chữ U bao quanh. Một gian bếp hiện đại với đồ dùng nội thất thông minh được bài trí khoa học, hài hòa tạo sự gọn gàng thu hút người nhìn.
3.3. Thiết kế nhà bếp chữ I
Đây là mẫu thiết kế nhà bếp phù hợp với không gian diện tích nhỏ bởi bếp lắp đặt 1 bên tường gọn gàng. Một căn bếp vừa đủ để có thể tạo nên những món ăn ngon dành tặng cho bản thân và gia đình. Thiết kế bếp chữ I là sự lựa chọn hoàn hảo cho chung cư, nhà ống hẹp bởi giúp tiết kiệm diện tích nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ công năng sử dụng.
>>> Xem thêm: Mẫu thiết kế tủ bếp chữ I đẹp, hiện đại 2023
3.4. Mẫu thiết kế nhà bếp có quầy bar
Quầy bar trong thiết kế bếp được sử dụng với nhiều công năng khác nhau: bàn ăn nhỏ, quầy bar mini hoặc kết hợp tủ lưu trữ,… Thiết kế nhà bếp có quầy bar không những hỗ trợ sự thuận tiện trong quá trình sinh hoạt mà còn tạo sự liên kết giữa người làm bếp với các thành viên trong gia đình.
>>> Xem thêm: TOP 20+ mẫu quầy bar bếp mini đẹp và tiện nghi nhất
3.5. Thiết kế nhà bếp có đảo bếp
Đảo bếp là mẫu thiết kế được sử dụng rộng rãi trong thời gian gần đây bởi những ưu điểm vượt trội. Thiết kế nhà bếp có đảo bếp không những gia tăng diện tích bề mặt sử dụng, tăng nơi lưu trữ mà còn góp phần nâng cao độ thẩm mỹ cho căn bếp.
>>> Xem thêm: Kích thước bàn đảo bếp đúng tiêu chuẩn cho phòng bếp
4. Những lưu ý để có không gian bếp đẹp và tiện nghi nhất
4.1. Sử dụng các đồ nội thất nhà bếp thông minh
Nội thất thông minh luôn là sự lựa chọn ưu tiên cho không gian sống hiện nay, đặc biệt là nhà bếp. Đồ dùng thông minh tích hợp nhiều công năng tạo sự thuận tiện cho người sử dụng và nâng cao chất lượng sống.
Một số thiết bị nhà bếp thông minh như: bếp từ, lò vi sóng, nồi chiên không dầu, máy rửa chén, máy sấy chén,… hay một số phụ kiện bếp thông minh như: giá kệ thông minh, thùng rác thông minh,… và các dụng cụ làm bếp đa năng khác.
4.2. Tận dụng ánh sáng tự nhiên và đảm bảo không khí lưu thông
Ánh sáng tự nhiên luôn giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa không khí, ánh sáng bên ngoài và bên trong. Tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên giúp không gian bếp trở nên thông thoáng và đem đến nguồn năng lượng tích cực. Thiết kế nhà bếp có thể lắp đặt khung cửa sổ để có thể đón được ánh sáng, làn gió từ thiên nhiên.
4.3. Lựa chọn vật liệu ốp bếp và tủ bếp
Đối với tường bếp, có thể sử dụng gạch ốp kích thước nhỏ hoặc lớn với họa tiết vân đá, hoa văn tùy theo sở thích của gia chủ. Không những vậy, một trong những loại vật liệu ốp đang được ưa chuộng rộng rãi là kính cường lực với độ sáng bóng góp phần tăng tính thẩm mỹ.
Mặt bếp luôn là khu vực được chú trọng bởi đây là nơi chịu lực khi đặt để đồ vật. Đá là vật liệu với độ bền cao, chịu nhiệt và chống thấm tốt, dễ dàng vệ sinh và đảm bảo tính thẩm mỹ với nhiều màu sắc và hoa văn khác nhau.
Hiện nay cùng với sự đa dạng về vật liệu chế tác nội thất, tủ bếp được làm từ nhiều vật liệu khác nhau mang đến sự đa dạng cho người sử dụng như gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, kim loại,…
4.4. Chú trọng về phong thủy khi thiết kế nhà bếp
- Hướng mặt nhà bếp
Theo phong thủy, hướng lý tưởng nhất là Đông, Đông Nam – hai hành thuộc mệnh Mộc. Nhà bếp thuộc mệnh Thủy và Hỏa, theo ngũ hành tương sinh tương khắc thì Mộc sinh Hỏa, Thủy sinh Mộc. Sự hài hòa và cân bằng nếu chọn hướng mặt nhà bếp nêu trên bởi 3 hành này bổ trợ cho nhau.
Khi thiết kế nhà bếp, không nên đặt theo hướng Nam (hành Hỏa). Hỏa gặp Hỏa sẽ gấp đôi lửa gây mất cân bằng và ảnh hưởng đến tài khí của gia đình. Để có thể lựa chọn được hướng đặt bếp phù hợp, chủ đầu tư có thể tìm đến sự hỗ trợ của các KTS chuyên nghiệp để nhận tư vấn cho không gian sống.
- Vị trí đặt bếp
Bếp không nên đặt tại những nơi không có điểm tựa (giữa nhà hay trước cửa sổ). Ngoài ra, theo quan niệm dân gian không nên đặt bếp dưới xà ngang của nhà vì sẽ đè lên ông Táo, khiến may mắn, tài lộc suy giảm.
- Không gian thông thoáng
Thiết kế nhà bếp cần có sự thông thoáng nhất định. Nếu nhà bếp quá mở sẽ không giữ được tài lộc, may mắn trong nhà. Còn bếp quá kín sẽ gây bí không khí, ám mùi ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
- Vị trí vòi nước
Làm thế nào để Thủy và Hỏa được hài hòa và cân bằng luôn là câu hỏi được chủ đầu tư quan tâm khi thiết kế nhà bếp. Bếp không nên đặt quá gần vòi nước, nên đặt ngược hướng với nhau. Tuy nhiên, tránh đặt vòi nước đối diện bếp sẽ gây xung khắc dẫn đến mất hòa khí trong gia đình.
>>> Xem thêm: 35+ Mẫu tủ bếp có bàn thờ ông Táo chuẩn phong thủy
5. Đơn vị thiết kế thi công nội thất trọn gói KDesign
Bạn đang mong muốn thiết kế nhà bếp thể hiện cá tính và phù hợp với sở thích, nhu cầu sử dụng của bản thân và gia đình? Đến với KDesign, đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất trọn gói. Qúy chủ đầu tư sẽ được trải nghiệm dịch vụ với sự chuyên nghiệp từ đội ngũ KTS và chất lượng thành phẩm vượt trội.
Đặc biệt hơn, chủ đầu tư sẽ nhận được thiết kế nội thất miễn phí nếu lựa chọn dịch vụ trọn gói của KDesign. Sở hữu xưởng sản xuất nội thất chất liệu gỗ công nghiệp với hàng loạt sản phẩm chất lượng cao. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline/zalo: 0376 177 594.
Xem thêm:
- Cách thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh đẹp chuẩn phong thủy
- Mẫu thiết kế bếp không có tủ bếp trên đẹp, tiện nghi nhất 2023
- Có nên đặt phòng thờ trên phòng bếp? Cách hóa giải
- Mẫu thiết kế nhà bếp và phòng ăn đẹp, đầy tiện nghi
- Mẫu bàn đảo bếp kết hợp bàn ăn đầy tiện nghi cho chị em
- Kích thước tiêu chuẩn tủ bếp trên và dưới theo người Việt Nam
Credit: Behance.net