Nội dung chính
Một trong những nguyên tắc thiết kế nội thất quan trọng nhất chính là xác định hướng sao cho các quy tắc phong thủy phù hợp với mệnh của gia chủ. Không gian bếp từ bao đời nay đã trở thành một nơi để quây quần, sum họp của các gia đình.
Do đó khách hàng luôn mong muốn thiết kế nên một không gian sinh hoạt chung thoải mái, rộng rãi mà còn hướng đến những giá trị tinh thần, sự bình an, khỏe mạnh và thịnh vượng cho các thành viên trong nhà. Nhận thấy điều đó nên hôm nay, KDesign sẽ giúp bạn biến các mong muốn ấy thành sự thật với những quy tắc “vàng” trong phong thủy nhà ở khi thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh.
1. Những tối kỵ cần tránh khi thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh
Không thiết kế cửa nhà vệ sinh và cửa bếp đối diện nhau
Nhà vệ sinh trong phong thủy thuộc hành Thủy, và được xem là nơi có nhiều luồng uế khí. Trong khi đó, bếp thuộc hành Hỏa và là nơi cần đảm bảo sự sạch sẽ, thông thoáng. Vậy nên, cả về mặc khoa học lẫn phong thủy thì nhà bếp và nhà vệ sinh luôn đại kỵ với nhau. Nếu như bất đắc dĩ phải để cửa nhà vệ sinh và cửa bếp đối diện nhau, cần hóa giải bằng cách trang bị thêm vách ngăn ở giữa. Điều này vừa giúp phân bổ không gian hợp lý, đồng thời cũng đảm bảo nhu cầu về sức khỏe và tài lộc cho gia chủ.
Không bố trí bếp và nhà vệ sinh ở trung tâm nhà
Khu vực trung tâm nhà gần cửa chính là nơi phù hợp để thiết kế phòng khách, vì đây là khu vực đón được nhiều nắng và năng lượng, khí vượng cho gia đình.
Bếp là nơi lưu trữ thức ăn, chế biến món ăn nên dễ bị ám mùi đồ ăn. Vậy nếu đặt bếp ở trung tâm nhà thì bạn phải chấp nhận việc cả căn nhà sẽ bị ám mùi thức ăn, gây khó chịu, bức bối.
Đồng thời, nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều vi khuẩn và ẩm ướt. Đặt nhà vệ sinh ở trung tâm nhà dễ làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến những khu vực xung quanh.
Cách tốt nhất là đặt bếp và nhà vệ sinh ở góc nhà, đây là nơi khuất tầm nhìn và cũng là vị trí hợp lý nhất, được nhiều khách hàng lựa chọn.
Không bố trí cửa chính đối diện nhà bếp và nhà vệ sinh
Bếp thuộc hành Hỏa trong khi cửa chính lại là nơi đón nhận tài lộc và vận khí tốt cho căn nhà. Việc để bếp hướng thẳng ra cửa chính sẽ tạo nên thế xấu, ảnh hưởng đến dòng không khí tốt lưu thông vào nhà, mang đến những điều không may mắn cho gia chủ.
Tương tự như vậy, việc đặt hướng cửa nhà vệ sinh hướng ra cửa chính cũng làm ảnh hưởng đến luồng khí vận tốt, ảnh hưởng đến gia chủ.
2. Cách bố trí nhà bếp và nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh và bếp cần được bố trí ở góc nhà, khuất tầm nhìn từ cửa lớn là vị trí hợp lý nhất. Một số lưu ý khi bố trí nhà bếp và nhà vệ sinh như sau
- Nếu không gian bếp nhỏ thì nên ưu tiên sử dụng những món nội thất nhỏ gọn, đa công năng, Vừa giúp tăng sự tiện dụng đồng thời vừa mang đến sự thẩm mỹ, gọn gàng cho không gian bếp.
- Đối với nhà tắm cũng cần lựa chọn bố trí phụ kiện, nội thất sau cho phù hợp với diện tích nhà tắm. Nên ưu tiên chọn thiết bị vệ sinh treo tường để dễ vệ sinh và không đóng cặn bẩn sau thời gian dài sử dụng.
3. Cách hóa giải nhà bếp và nhà vệ sinh cạnh nhau
Đối với những căn hộ có diện tích nhỏ thì không thể tránh khỏi việc đặt nhà bếp và nhà vệ sinh gần nhau. Đừng quá lo lắng, chỉ cần tìm hiểu rõ thì sẽ có những “mẹo” nhỏ giúp hóa giải được việc xung khắc phong thủy trong gia đình.
Cách đơn giản và tiết kiệm nhất là hãy tập thói quen đóng cửa nhà vệ sinh sau khi ra và vào, để đảm bảo vệ sinh cho toàn căn hộ chung. Lắp đặt thêm hệ thống thông gió hoặc cửa sổ bên trong nhà vệ sinh để hạn chế được việc ướt ẩm, tiêu diệt vi khuẩn.
Tương tự đối với không gian bếp. Cần lắp đặt máy hút mùi hoặc cửa sổ lớn, để đảm bảo không bị ám mùi thức ăn sau khi nấu nướng.
Bạn đã chọn được phong cách thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh cho căn hộ của mình chưa, hãy liên hệ ngay KDesign qua hotline 0376 177 594 hoặc chat trực tiếp với chuyên viên để được tư vấn thiết kế miễn phí.
Tham khảo thêm:
Mẫu bàn đảo bếp kết hợp bàn ăn đầy tiện nghi cho chị em
Mẫu phòng bếp có cửa sổ đẹp, hợp phong thủy
Có nên đặt phòng thờ trên phòng bếp? Cách hóa giải
Mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt, đầy tiện nghi