Nội dung chính
Khi xây dựng tổ ấm nhiều gia chủ chỉ quan tâm việc lắp đặt bếp, bồn rửa, máy hút mùi và tủ lạnh sao cho thuận tiện và hợp phong thủy mà quên mất rằng, hướng cửa sổ phòng bếp cũng quan trọng không kém. Khi kết hợp và áp dụng đúng những cách sắp xếp theo phong thủy, phù hợp với cung mệnh của gia chủ, sẽ giúp hòa khí trong nhà cũng như tài vận của gia đình rộng mở và may mắn hơn. Vậy nên việc xác định và hướng cửa sổ phòng bếp cũng cần được cân nhắc kỹ càng và phù hợp.
1. Vì sao nên thiết kế phòng bếp có cửa sổ
Cửa sổ trong phong thủy nhà ở là nơi đón nhận tài lộc, khí trời và vận may cho căn nhà. Chính vì vậy trong thiết kế bếp, cửa sổ nên được đặt vị trí cửa hướng về phía Đông. Việc này sẽ giúp căn bếp hứng trọn được ánh sáng tự nhiên buổi sáng đem lại năng lượng tích cực cho tinh thần cũng như sức khỏe cho gia chủ. Đồng thời cửa sổ còn làm dịu đi sức nóng của bếp khi nấu nướng.
Hạn chế đặt cửa sổ theo hướng Tây Bắc, đây là hướng hứng rất nhiều cơn gió không tốt cho sức khỏe. Tầm nhìn cửa sổ cũng cần có sự lưu ý, tránh để cửa bị hạn chế tầm nhìn do những chướng ngại mất thẩm mỹ như bãi rác, thân cây to hay cống rãnh.
Xét về khoa học, cửa sổ là nơi tạo ra những luồng khí trong lành, khiến căn bếp trở nên thoáng khí, dễ chịu hơn. Phòng bếp luôn dễ bị ám mùi sau khi nấu ăn. Lâu ngày khi không được thông khí đúng cách dễ gây ngột ngạt cho gia chủ. Theo thời gian có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp. Vậy nên, việc thiết kế phòng bếp có cửa sổ gia chủ có thể tận dụng khí trời để thông thoáng, tránh ẩm mốc cũng là một cách tiết kiệm chi phí mà không cần đầu tư sử dụng máy hút mùi cồng kềnh.
2. Những lưu ý khi thiết kế phòng bếp có cửa sổ
2.1 Kích thước cửa sổ bếp phù hợp
Cửa sổ bếp được thiết kế với mục đích thoát khí nên thường nhỏ gọn và đơn giản. Vị trí đặt cửa sổ phải cao hơn bồn rửa bát của tủ bếp dưới để tận dụng tối đa ánh sáng và gió trời.
2.2 Chất liệu cửa sổ phòng bếp
Cửa sổ bếp đa phần được sử dụng cửa kính cùng khung gỗ, nhôm,… hoặc nhiều gia đình cũng lựa chọn làm cửa kính mờ để tăng sự riêng tư mà không cần rèm cửa. Cửa kính cũng dễ vệ sinh và tạo cảm giác thông thoáng hơn nên được nhiều gia chủ lựa chọn.
2.3 Thiết kế bếp có cửa sổ với kiểu dáng đa dạng
Cửa sổ cần đạt các chỉ số về thẩm mỹ, an toàn và độ bền bỉ. Đối với những căn bếp có cửa sổ rộng, cần tích hợp khung chịu lực, mang đến sự chắc chắn mà vẫn đảm bảo nhận được nhiều ánh sáng mặt trời.
2.4 Lựa chọn rèm cửa sổ phòng bếp
Rèm cửa phòng bếp rất đa dạng và tùy vào nhu cầu của gia chủ. Đây không phải chi tiết bắt buộc khi thiết kế cửa sổ bếp, tuy nhiên sử dụng rèm che chắc chắn sẽ linh hoạt trong việc điều tiết ánh sáng và tạo sự riêng tư hơn cho gia đình. Khi chọn rèm cửa bếp cần lưu ý chất liệu như rèm nhựa, rèm sáo dễ vệ sinh hoặc vải voan mỏng. Tránh dùng rèm có màu tối dễ gây hấp thụ nhiệt cho phòng bếp.
2.5 Bố trí hướng cửa sổ phù hợp
Như đã nói ở trên, vị trí hướng cửa sổ bếp rất quan trọng. Cần lắp đặt cửa sổ theo hướng Đông để tiếp cận dễ dàng với ánh nắng và khí trời, tránh hướng Tây Bắc, vì đây là hướng có gió mạnh gây ảnh hưởng sức khỏe. Bên cạnh đó cũng nên tránh hướng Tây vì cái nắng trưa và chiều sẽ khiến căn bếp của bạn như đang “rực lửa”, gây bức bối và nặng nề cho căn nhà.
3. Những mẫu phòng bếp có cửa sổ đẹp 2022
Bạn đã chọn được mẫu phòng bếp có cửa sổ cho căn hộ của mình chưa, hãy liên hệ ngay KDesign qua hotline 0376 177 594 hoặc chat trực tiếp với chuyên viên để được tư vấn thiết kế miễn phí.
Tham khảo thêm:
30+ Mẫu thiết kế bếp chung cư hiện đại, tiện nghi
Top 50 Mẫu thiết kế phòng khách liền bếp đẹp, hiện đại 2022
Mẫu thiết kế nhà bếp và phòng ăn đẹp, đầy tiện nghi
Mẫu thiết kế căn hộ studio 30m2 đẹp, tiện nghi, thoáng mát
Có nên đặt phòng thờ trên phòng bếp? Cách hóa giải
Mẫu thiết kế bếp không có tủ bếp trên đẹp, tiện nghi nhất 2022