Gỗ công nghiệp đang dần chiếm ưu thế trên thị trường hiện nay, bởi sự tiện dụng và chi phí hợp lý. Không khó để chúng ta có thể nhận ra, hầu hết các vật dụng nội thất ngày nay đều có sự góp mặt của những loại gỗ tấm công nghiệp. Vậy gỗ công nghiệp là gì? Tại sao gỗ ép công nghiệp lại trở nên thịnh hành và được đông đảo chủ đầu tư lựa chọn? Trong bài viết dưới đây, KDesign đã tổng hợp các thông tin về gỗ công nghiệp tốt nhất hiện nay. Mời bạn đọc cùng chúng tôi tham khảo ngay nhé!
1. Gỗ công nghiệp là gì?
Thuật ngữ “gỗ công nghiệp” được sinh ra nhằm để phân biệt với các loại gỗ tự nhiên. Đây được xem như là vật liệu thay thế cho sự khan hiếm của gỗ tự nhiên trên thị trường hiện nay.
Được sản xuất thông qua quá trình ép bột gỗ trộn keo dính, sau đó được nén chặt dưới áp suất cao. Thành phẩm gỗ công nghiệp tạo thành có độ cứng cao, bền và bề mặt phẳng nhẵn đẹp mắt.
HÀNH TRÌNH TẠO NÊN SẢN PHẨM NỘI THẤT GỖ CÔNG NGHIỆP | XƯỞNG NỘI THẤT KDESIGN
2. Đặc điểm, cấu tạo của gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp được cấu tạo với 2 thành phần cơ bản bao gồm: cốt gỗ và bề mặt hoàn thiện (lớp phủ). Trong đó:
- Cốt gỗ: cốt ván dăm MFC, cốt gỗ MDF, cốt gỗ HDF, cốt gỗ ghép thanh Finger, cốt gỗ dán.
- Bề mặt hoàn thiện (lớp phủ): melamine, laminate, veneer, acrylic, sơn.
Bề mặt hoàn thiện là lớp phủ giúp bảo vệ cốt gỗ. Bên cạnh đó, đây cũng chính là yếu tố góp phần tăng thêm tính thẩm mỹ cho sản phẩm tạo thành.
3. Ưu và nhược điểm của gỗ công nghiệp
Ưu điểm | Nhược điểm |
Khả năng chống mối mọt và cong vênh tốt | Khả năng chịu nước kém đối với loại ván gỗ thường (chông chống ẩm) |
Bề mặt phẳng nhẵn, độ cứng cao | Chỉ có độ cứng chứ không có độ dẻo dai |
Dễ dàng phủ các bề mặt hoàn thiện như: melamine, laminate, veneer, acrylic,… | Hạn chế chạm trổ và điêu khắc như gỗ tự nhiên |
Số lượng nhiều, đồng đều về kích thước ván | Độ dày cốt gỗ bị giới hạn. Nếu dùng đồ vật có độ dày lớn thì phải ghép nhiều tấm |
Giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên, thi công nhanh chóng | Yêu cầu cao về kỹ thuật xử lý, nếu không sẽ có mùi keo và mùi hóa chất khi sản xuất gỗ |
4. Phân biệt các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay có 4 loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến là: MFC, MDF, HDF và Plywood. Vậy, các loại gỗ này có gì khác nhau? Hãy cùng nội thất KDesign tham khảo ngay nhé!
MFC | MDF | HDF | PLYWOOD |
|
Đặc tính nổi bật | + Đang dạng màu sắc: Màu trơn, màu giả vân gỗ, màu giả kim loại.
+ Trọng lượng tấm gỗ nhẹ. + Hạn chế bề mặt hoàn thiện, MDF chỉ có 1 lớp phủ duy nhất là melamine. (có thể kết hợp cùng các bề mặt hoàn thiện khác nhưng độ tương thích không cao) + Giá thành rẻ |
+ Bề mặt phẳng mịn, tính thẩm mỹ cao.
+ Có thể kết hợp với nhiều bề mặt hoàn thiện khác nhau: melamine, laminate, acrylic, veneer,… + Giá thành tầm trung. |
+ HDF có hơn 40 màu sơn, đem đến sự đa dạng khi lựa chọn.
+ Có thể kết hợp với nhiều bề mặt hoàn thiện khác nhau: melamine, laminate, acrylic, veneer,… + Giá thành tương đối cao. |
+ Bề mặt phẳng mịn và hoa văn chân thực (vì được làm bằng các thớ gỗ tự nhiên).
+ Trọng lượng nhẹ và dễ dàng uốn cong. + Giá thành cao |
Cấu tạo | Dăm gỗ tự nhiên trộn với keo dính và được ép nén tạo thành tấm MFC | Được làm từ bột sợi gỗ mịn trộn với keo dính, ép nén dưới áp suất trung bình tạo thành tấm MDF | Được làm từ bột gỗ mịn trộn keo dính tương tự như MDF, nhưng được ép nén dưới áp suất cao | Đây là loại gỗ được ghép từ các lớp gỗ tự nhiên mỏng, từ 1 – 3mm. Sau đó ghép lại với nhau theo chiều so le của vân gỗ. Thường được ghép từ 3 lớp trở lên và là số lẻ |
Tính chất | Không co ngót, ít mối mọt. Loại cốt gỗ màu xanh có khả năng chống ẩm | Khả năng chống co ngót cong vênh. Loại MDF cốt gỗ màu xanh chống ẩm tốt | + Lõi gỗ cứng, chịu lực và chịu nước cực tốt
+ Bề mặt phẳng, chống trầy xước + Khả năng cách âm và cách nhiệt và chống cong vênh tốt |
+ Độ cứng và độ bền cao
+ Khả năng chịu nước và chống ẩm tốt + Khả năng chống cong vênh, co ngót rất tốt nếu kỹ thuật sản xuất tốt |
Độ dày | 9mm, 12mm, 18mm, 25mm | 9mm – 25mm | 18mm, 25mm | 5mm – 18mm |
Ứng dụng | Nội thất nhà ở, văn phòng | Nội thất nhà ở, văn phòng, trường học, bệnh viện,… | Nội thất nhà ở, văn phòng, khách sạn, showroom,… Vì có tính ổn định và độ bền cao nên thường được sử dụng làm lát sàn | Tương tự như các loại gỗ khác, plywood được dùng để sản xuất nội thất cho mọi công trình. Tuy nhiên, với khả năng chịu lực tốt nên plywood được ưu tiên sử dụng làm lát sàn, vách ngăn |
Hình ảnh thực tế |
5. 4 loại lớp phủ bề mặt ván gỗ công nghiệp tốt nhất
5.1. Lớp phủ Melamine
Là bề mặt nhựa tổng hợp có độ dày rất mỏng, ước chừng 0.4 – 1 rem. Được phủ lên bề mặt ván gỗ MFC, MDF, HDF,…
Đặc điểm:
- Melamine đa dạng về màu sắc, họa tiết vân gỗ.
- Màu sắc đồng đều.
- Chống trầy xước, chống thấm, chịu nhiệt tốt.
Việc phủ bề mặt melamine lên cốt gỗ nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ sản phẩm và tăng tính thẩm mỹ. MFC là loại gỗ phổ biến được phủ melamine.
5.2. Lớp phủ Laminate
Là bề mặt nhựa tổng hợp cao cấp với độ dày lớn hơn so với melamine nhiều, laminate có độ dày từ 0.5 – 1mm.
Đặc điểm:
- Khả năng chống trầy xước cao
- Chịu được va đập, hóa chất, nhiệt độ cao
- Đa dạng màu sắc
Bề mặt laminate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dăm, Ván mịn (MDF), ván HDF làm tăng tính thẩm mỹ và đem lại hiệu quả cao trong việc duy trì độ bền sản phẩm.
5.3. Lớp phủ Veneer
Bề mặt veneer được chế tác từ gỗ tự nhiên được lạng mỏng từ các thân cây gỗ quý như: óc chó, tần bì, xoan đào, sồi,… Với độ dày từ 0.6 – dưới 3mm, nên 1 cây gỗ có thể lạng được rất nhiều lớp phủ veneer.
Đặc điểm:
- Chống cong vênh, mối mọt tốt.
- Bề mặt có thể uốn cong.
- Có thể ghép vân gỗ trang trí để tạo nên vẻ đẹp phá cách.
Là bề mặt gỗ tự nhiên nên khi được phủ lên các cốt gỗ công nghiệp thì đem đến thành phẩm với tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, lớp phủ veneer có khả năng chịu nước kém hơn so với các loại bề mặt khác.
5.4. Lớp phủ Acrylic
Đây là bề mặt được tinh chế từ dầu mỏ nên có tính chất dẻo và dễ uốn. Với tính chất sáng bóng, acrylic có thể dán lên mọi bề mặt cốt gỗ.
Đặc điểm:
- Tính thẩm mỹ cao, thân thiện với môi trường
- Chống trầy xước, không bám bụi và dễ dàng vệ sinh
- Độ bền cao
- Đa dạng màu sắc
Với sự phong phú về màu sắc từ vân gỗ, màu trơn, màu kim loại,… mang đến nhiều sự lựa chọn cho chủ đầu tư. Bên cạnh đó, bề mặt hoàn thiện acrylic phù hợp với hầu hết nội thất trong mọi phong cách thiết kế.
6. TOP các thương hiệu sản xuất gỗ công nghiệp hàng đầu hiện nay
6.1. Gỗ công nghiệp An Cường
Gỗ An Cường là một “ông lớn” trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp gỗ công nghiệp lớn nhất tại Việt Nam. Các loại vật liệu của gỗ công nghiệp phổ biến của An Cường được ứng dụng rộng rãi trong không gian nội thất như MFC, melamine MDF, Laminate, Acrylic, Veneer, ván sàn,…
Sản phẩm của An Cường đa dạng từ vật liệu đến màu sắc, nên đáp ứng được mọi nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.
>> Xem ngay: Gỗ công nghiệp An Cường có mấy loại? Báo giá thi công nội thất chi tiết
6.2. Gỗ công nghiệp Mộc Phát
Đơn vị sản xuất gỗ công nghiệp trên dây chuyền công nghệ tân tiến được nhập khẩu từ Đức. Mộc Phát cung cấp nguồn vật liệu gỗ đa dạng với giá cả cạnh tranh. Một số sản phẩm tiêu biểu của Mộc Phát như: melamine, acrylic, veneer, laminate, gỗ ghép, ván nhựa, plywood,… và các phụ kiện nội thất khác.
6.3. Gỗ công nghiệp Thanh Thùy
Gỗ công nghiệp Thanh Thùy với hành trình 30 năm phát triển, đã trở thành thương hiệu gắn liền với hầu hết mọi công trình nội thất. Một số sản phẩm tiêu biểu như: chỉ nhựa PVC, gỗ ghép, melamine, acrylic, ván ép, ván phủ veneer,…
6.4. Gỗ công nghiệp Ba Thanh
Ba Thanh là đơn vị chuyên phân phối, gia công sản xuất các sản phẩm ván gỗ công nghiệp như: MDF, HDF, MFC,… và các vật liệu chế tác nội thất khác. Được sản xuất với dây chuyền máy móc hiện đại, kỹ thuật cao. Ba Thanh đã trở thành cái tên quen thuộc trên thị trường gỗ tấm công nghiệp với giá cả hợp lý.
6.5. Gỗ công nghiệp Minh Long
Gỗ Minh Long – Thời trang cho nội thất, một trong những cái tên nổi bật được đánh giá rất cao về chất lượng vật liệu trên thị trường. Đơn vị cung cấp các sản phẩm từ cốt ván, bề mặt hoàn thiện đến các sản phẩm phụ trợ phục vụ cho quá trình tạo nên một nội thất đẹp mắt.
7. Ứng dụng của gỗ công nghiệp trong nội thất
7.1. Gỗ công nghiệp trong nội thất nhà ở
Không quá khó để chúng ta có thể nhìn thấy gỗ ép công nghiệp trong không gian nhà ở. Nội thất gỗ công nghiệp không chỉ phục vụ cho quá trình sử dụng mà đây còn là yếu tố góp phần tăng tính thẩm mỹ cho nhà ở.
Các sản phẩm nội thất thường được chế tác từ chất liệu gỗ công nghiệp như: tủ bếp, giường ngủ, tủ áo, bàn ăn, bàn làm việc, tủ giày,… Tùy thuộc vào đặc tính khu vực mà lựa chọn loại gỗ phù hợp. Đối với những nơi ẩm ướt thì nên sử dụng gỗ có tính năng chống ẩm. Dưới đây là một số không gian nội thất được KDesign thiết kế và thi công từ chất liệu gỗ công nghiệp.
7.2. Gỗ công nghiệp trong nội thất văn phòng
Thi công nội thất văn phòng hầu hết được chế tác từ chất liệu gỗ công nghiệp. Bởi trong không gian này, mục đích chủ yếu là phục vụ cho quá trình lưu trữ, làm việc và tạo không gian tiện nghi cho nhân viên. Một số vật dụng nội thất văn phòng phổ biến như: Bàn làm việc, tủ tài liệu, tủ sách,…
>>> Xem thêm: 50+ mẫu thiết kế văn phòng làm việc đẹp, đa dạng phong cách
7.3. Gỗ công nghiệp trong nội thất công trình khác
Ngoài không gian văn phòng và nhà ở, nội thất gỗ công nghiệp còn được sử dụng cho các công trình khác như nhà hàng, khách sạn và cửa hàng kinh doanh. Một số nội thất tiêu biểu được chế tác từ chất liệu gỗ công nghiệp trong những công trình này như: giường, giá kệ, tủ quần áo, bàn lễ tân,…
8. Báo giá thi công nội thất gỗ công nghiệp trọn gói – KDesign
KDesign – Đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất may đo trọn gói. Chúng tôi đảm nhận kiến tạo không gian hoàn hảo cho hầu hết mọi công trình với nội thất giá gốc tại xưởng. Việc sở hữu xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp không chỉ giúp hoàn thiện chuỗi dịch vụ của chúng tôi, mà đây cũng là yếu tố đem đến nội thất chất lượng, không qua trung gian đến với quý khách hàng.
Dưới đây là bảng báo giá thi công nội thất gỗ công nghiệp An Cường của KDesign, mời bạn đọc cùng tham khảo. Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế và thi công trọn gói nội thất thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline/zalo: 0376 177 594 để nhận tư vấn miễn phí.
- Nội thất phòng khách
- Nội thất phòng bếp
- Nội thất phòng ngủ
Tham khảo thêm:
- Mẫu thiết kế tủ âm tường phòng khách đẹp, tiết kiệm không gian
- 100+ Mẫu tủ kệ tivi phòng khách đẹp, hiện đại
- Top 25+ Mẫu tủ bếp âm tường đẹp tiện nghi, hiện đại nhất