Xu hướng thiết kế phòng khách liền bếp đã trở nên khá quen thuộc trong không gian sống hiện nay. Cách bài trí của mẫu thiết kế này đem đến sự thuận lợi và tiện nghi cho người dùng. Bên cạnh những lợi ích mà thiết kế liên thông này mang lại cùng yếu tố thẩm mỹ cao đã thu hút được sự chú ý từ đông đảo chủ đầu tư.
Để giúp bạn có thêm gợi ý cho không gian sống và lựa chọn được mẫu thiết kế phù hợp. Trong bài viết dưới đây, KDesign đã tổng hợp 50 mẫu nhà phòng khách liền bếp đẹp và hiện đại nhất năm 2023.
1. Phòng khách liền bếp là gì?
Phòng khách liền bếp là cách bố trí nội thất phổ biến được đông đảo gia chủ ưa chuộng trong thời gian gần đây. Đặc trưng nổi bật của lối thiết kế này là không có sự xuất hiện của các vách ngăn nhằm tạo sự thông thoáng, dễ chịu và liên kết giữa các khu vực công năng. Đây cũng chính là mẫu thiết kế được ứng dụng phổ biến cho loại hình nhà ống, nhà có diện tích nhỏ và căn hộ chung cư.
2. Những ưu điểm khi thiết kế phòng khách liền bếp
2.1. Tiết kiệm diện tích
Đối với những ngôi nhà hoặc căn hộ có diện tích hạn chế, việc sử dụng vách ngăn để tách biệt giữa phòng khách và bếp sẽ khiến không gian trở nên chật hẹp và bí bách. Chính vì vậy, giải pháp thiết kế phòng khách liền bếp ra đời đã trở thành ý tưởng tuyệt vời cho không gian sống. Các công năng vẫn được đảm bảo từ khu vực tiếp khách, bàn ăn, bếp và không gian sinh hoạt chung nhưng không tạo cảm giác chật chội khi sắp xếp và bài trí nội thất.
2.2. Mở rộng không gian
Không chỉ là sự lựa chọn hàng đầu cho không gian sống có diện tích nhỏ. Đối với những ngôi nhà có diện tích lớn cũng ưa chuộng mẫu thiết kế này bởi thủ thuật bố trí không gian mở đang dần trở thành xu hướng mọi thời đại và đem đến nhiều tiện nghi cho người sử dụng. Phòng khách, phòng ăn và phòng bếp liền mạch tạo nên không gian thông thoáng, rộng rãi.
2.3. Tạo sự kết nối trong gia đình
Một không gian mở tạo điều kiện để các thành viên trong gia đình dễ dàng tương tác và chia sẻ cùng nhau. Thiết kế phòng khách liền bếp giúp người nội trợ trong lúc nấu bếp có thể dễ dàng quan sát con cái hoặc trò chuyện cùng nhau. Đây cũng là giải pháp tạo nên bầu không khí vui vẻ và kết nối các thành viên với nhau.
2.4. Tiết kiệm chi phí đầu tư
Ngoài việc tận dụng không gian, thắt chặt sợi dây liên kết giữa các thành viên trong gia đình. Trên thực tế, thủ thuật thiết kế phòng khách liền bếp còn giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí như: vách ngăn, tường, cửa, rèm, chi phí nhân công, chi phí điện năng,… Đây cũng chính là giải pháp giúp hoàn thiện cuộc sống tiện nghi cho chủ đầu tư.
3. Cách phân chia khu vực phòng khách và phòng bếp
3.1. Phòng khách liên thông phòng ăn
Phòng ăn, nơi dùng bữa và là nơi sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình. Trên thiết kế thực tế, phòng khách và phòng ăn thường được bố trí liên thông nhưng vẫn có được sự ngăn cách bởi các thủ thuật sau:
- Sử dụng ghế sofa để tạo ngăn cách
Một chiếc ghế sofa dài là sự lựa chọn hợp lý để tạo sự ngăn cách giữa phòng ăn và phòng khách. Hầu hết trong thiết kế nội thất hiện nay, việc sử dụng ghế sofa ngăn cách phòng khách liền bếp đã trở nên khá quen thuộc và được đông đảo chủ đầu tư áp dụng.
- Sử dụng cao độ
Để có được sự ngăn cách khi thiết kế phòng khách liền phòng ăn thì sử dụng cao độ là giải pháp thiết thực. Thiết kế bậc thang ngắn để “chia tầng” công năng là giải pháp được áp dụng nhằm chia tách không gian. Với cách phân chia này vẫn giữ được sự liên kết và thông thoáng cho tổng thể ngôi nhà.
- Phòng khách liền bếp bố trí lệch chữ L
Đây là giải pháp được áp dụng cho không gian có diện tích rộng rãi. Với cách bố trí lệch chữ L, từ phòng khách sang phòng ăn có tầm nhìn rộng mở, gần gũi và tạo được khoảng trống tại “góc chữ L” tạo sự thuận trong quá trình di chuyển và sinh hoạt.
- Sử dụng kệ tủ làm vách ngăn
Thiết kế liên thông giữa phòng khách và phòng ăn với kệ tủ được tận dụng làm vách ngăn là giải pháp vô cùng hợp lý. Một kệ tủ lớn vừa là nơi để sách, trưng bày phụ kiện trang trí vừa là vách ngăn giữa 2 không gian.
- Sử dụng cầu thang làm vách ngăn
Đối với những ngôi nhà có thiết kế cầu thang tại khu vực giữa nhà để di chuyển lên tầng trên thì vách ngăn giữa phòng khách và phòng ăn cũng chính là cầu thang. Cứ ngỡ chiếc cầu thang sẽ chiếm diện tích và làm khuất tầm nhìn giữa phòng khách và phòng ăn. Tuy nhiên, lối di chuyển rộng rãi vẫn tạo sự liên kết giữa 2 khu vực công năng.
3.2. Phòng khách và phòng bếp chung
Thiết kế phòng khách liền bếp đang là xu hướng thịnh hành trong những năm gần đây. Không gian rộng mở được tạo nên từ cách bài trí nội thất, sắp xếp gọn gàng. Để có thể tạo sự ngăn cách nhỏ giữa 2 không gian, đa phần chủ đầu tư thường lựa chọn đảo bếp hoặc quầy bar để ngăn cách. Giải pháp này không chỉ có tác dụng ngăn cách mà còn là thành phần hỗ trợ cho quá trình sử dụng cũng như góp phần tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống.
4. Một vài lưu ý khi thiết kế phòng khách liền bếp
4.1. Có hệ thống xử lý mùi, lọc không khí
Việc lắp đặt hệ thống lọc không khí, xử lý mùi luôn được chú trọng trong nhà ở hiện nay. Đặc biệt hơn, đối với thiết kế phòng khách và phòng bếp liền kề, nếu không được xử lý mùi sẽ khiến không gian bị ám mùi. Cần sử dụng hệ thống hút mùi, lọc không khí để loại bỏ những mùi tồn đọng khi nấu ăn để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
4.2. Bố trí gọn gàng, ngăn nắp
Để có được không gian mở lý tưởng thì việc bố trí và cách sắp xếp chiếm vai trò quan trọng. Khi thiết kế phòng khách liền bếp không nên lạm dụng quá nhiều vật dụng trong không gian nhỏ. Vì khi bài trí quá nhiều vật dụng mà không có sự sắp xếp gọn gàng sẽ gây nên tình trạng bừa bộn, chật chội trái ngược với không gian thông thoáng vốn có.
4.3. Màu sắc hài hòa khi thiết kế phòng khách liền bếp
Thông thường, trong mỗi không gian thì gia chủ có thể lựa chọn màu sắc riêng cho từng khu vực tùy thuộc vào sở thích, nhu cầu. Tuy nhiên, khi thiết kế phòng khách liền bếp cần có sự hài hòa màu sắc trong từng không gian để giúp ngôi nhà đẹp mắt hơn. Hơn thế nữa, nếu sử dụng màu sắc hài hòa sẽ tạo được cảm giác rộng rãi và mở rộng đa chiều cho không gian sống.
4.4. Tận dụng hiệu ứng ánh sáng hiệu quả
Nhà ở với khung cửa lớn giúp tận dụng ánh sáng tự nhiên luôn là yếu tố quan trọng được gia chủ đề cao khi thiết kế. Việc áp dụng giải pháp phòng khách liền bếp giúp tận dụng triệt để luồng ánh sáng tự nhiên từ 1 nguồn nhờ sự liên thông giữa các khu vực. Bên cạnh đó, khi sử dụng ánh sáng nhân tạo sẽ giúp gia chủ tiết kiệm chi phí điện năng bởi sự chan hòa ánh sáng khi không có vách ngăn chia cách.
4.5. Sử dụng thủ thuật bố trí để tách biệt giữa các không gian
Làm thế nào để tạo vách ngăn nhưng “ngăn không cách” giữa phòng khách liền bếp? Chắc hẳn, những câu hỏi tương tự luôn được đặt ra cho KTS khi thiết kế bởi chủ đầu tư mong muốn sự ngăn cách trong thiết kế liên thông phòng khách bếp. Vì vậy, KTS đã sử dụng các vật dụng trang trí nội thất như: ghế sofa, bàn ăn, quầy bar, đảo bếp, kệ tủ hay chỉ là tấm thảm trải sàn cũng trở thành vách ngăn vô hình. Thủ thuật này giúp biến hóa một cách thông minh và tạo cảm giác ngăn cách các khu vực công năng.
4.6. Ứng dụng phong thủy trong bố trí nội thất
Trong bất kỳ không gian nào khi thiết kế đều có sự tuân thủ theo phong thủy bởi đó là yếu tố vô hình. Tùy thuộc vào sự tin tưởng của gia chủ mà sẽ có cách thiết kế phù hợp. Phong thủy mang giá trị tinh thần tốt nên được hầu hết chủ đầu tư chú trọng. Nếu bố trí nội thất theo phong thủy sẽ giúp thu hút tài vận, công danh sự nghiệp may mắn với chủ đầu tư. Chính vì vậy, KTS thường đặt câu hỏi về tuổi, mệnh để bài trí hợp lý theo phong thủy của chủ đầu tư.
>>> Xem thêm: Cách bố trí bếp và chậu rửa đúng phong thủy
5. Gợi ý các mẫu thiết kế phòng khách liền bếp mới nhất hiện nay
5.1. Mẫu phòng khách liền bếp chung cư
Căn hộ chung cư thường có diện tích khá nhỏ (tùy theo quy mô) nên giải pháp phòng khách liền bếp luôn được áp dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất chung cư. Trong không gian này, nội thất kiểu dáng đơn giản, đa dạng chức năng là sự lựa chọn ưu tiên trong thiết kế căn hộ bởi đó là yếu tố giúp không gian sống trở nên hiện đại và tiện nghi và tiết kiệm diện tích hơn.
>>> Xem thêm: Tổng hợp những mẫu thiết kế bếp chung cư tiện nghi, hiện đại nhất
5.2. Mẫu phòng khách liền bếp nhà ống
Mẫu nhà ống với quy mô chiều dài sâu và chiều rộng tương đối. Vì vậy, khi thiết kế phòng khách liền bếp sẽ giúp ngôi nhà trở nên hài hòa, tiện lợi hơn. Việc loại bỏ vách ngăn trong nhà ống giúp không gian rộng rãi hơn.
5.3. Mẫu phòng khách liền bếp 20-30m2
Một diện tích khá nhỏ chỉ 20-30m2, việc bố trí phòng khách liền bếp là giải pháp lý tưởng để có thể tạo nên không gian sống thông thoáng. Kích thước và chức năng nội thất luôn được chú trọng trong không gian này để đem đến tổng thể hài hòa và tiện nghi cho người dùng.
5.4. Mẫu phòng khách liền bếp 40-50m2
40-50m2 là diện tích tương đối rộng rãi để gia chủ có thể lựa chọn mẫu thiết kế phòng khách liền bếp phù hợp. Trong không gian này, yếu tố diện tích không còn là rào cản khi thiết kế, chủ đầu tư có thể đưa ra nhiều ý tưởng để kiến tạo không gian sống của mình. Màu sắc, cách bài trí, kiểu dáng nội thất sẽ góp phần thể hiện cá tính, gu thẩm mỹ của chủ đầu tư.
6. Đơn vị thiết kế thi công nội thất trọn gói KDesign
KDesign, đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất trọn gói uy tín bậc nhất hiện nay. Mẫu thiết kế phòng khách liền bếp luôn được KTS KDesign áp dụng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của chủ đầu tư. Đến với chúng tội, quý chủ đầu tư sẽ nhận được sự tư vấn nhiệt tình từ đội ngũ KTS chuyên nghiệp.
Hơn thế nữa, để kiến tạo nên không gian sống hoàn hảo, xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp của KDesign đã cho ra đời hàng loạt sản phẩm chất lượng nhằm mang đến không gian sống trọn vẹn cho chủ đầu tư. Liên hệ ngay với KDesign qua hotline/zalo: 0376 177 594 để nhận được tư vấn miễn phí.
Xem thêm:
- Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp 2023 được yêu thích hiện nay
- Mẫu thiết kế kệ tivi kết hợp vách ngăn phòng khách đẹp và đa dạng
- Mẫu thiết kế lam gỗ trang trí phòng khách đẹp, sang trọng
Credit: Suheda Kara, Zero Point Mi̇marlik Muh.San.Ti̇c.Ltd.Sti̇, Yelizarova Alyona, Alexander Savinov.