Nội dung chính
Cũng giống như trần khung chìm, trần thạch cao khung nổi được tạo ra nhằm mục đích che đi phần thô phía trên và làm nổi bật trần của các công trình với quy mô lớn hơn, diện tích rộng hơn nhưng với chi phí phải chăng hơn.
1. Trần thạch cao khung xương nổi là gì?
Trần thạch cao khung xương nổi còn được gọi là trần thả. Bạn có thể dễ dàng nhận biết trần thạch cao khung nổi bởi các ô vuông được chia nhỏ trên bề mặt với kích thước phổ biến 600x600mm. Loại trần này được lắp đặt bằng cách thả từng tấm thạch cao từ trên xuống sao cho mỗi tấm thạch cao bằng kích thước của khung định hình. Khung xương của trần thạch cao nổi là khung chữ L có chất liệu bằng nhôm hoặc kẽm.
2. Cấu tạo trần thạch cao khung nổi
- Các thanh chính: Loại trần này có các thanh chính có khả năng chịu lực tốt, chúng được treo lên trần bằng các cụm ty treo và tăng đơ.
- Thanh phụ: Được liên kết với thanh chính để tạo kiểu dáng của trần nhà dựa theo thiết kế đã đưa ra trước đó.
- Thanh viền tường: Đây là loại thanh được liên kết với tường hoặc vách ngăn giúp trần vừa với kết cấu của ngôi nhà.
- Tấm trang trí: Các tấm này sẽ được đặt lên hệ thống của thanh chính, thanh phụ, thanh viền để tạo bề mặt trần trang trí.
3. Ưu điểm và nhược điểm của trần thạch cao khung nổi
Ưu điểm | Nhược điểm |
Cách nhiệt, chống cháy tốt… đặc biệt là khả năng chống lan truyền lửa | Thường sử dụng những mẫu tấm có kích thước cố định nên việc thay đổi mẫu mẫu mã sẽ khó khăn. |
Quá trình thi công nhanh gọn tiết kiệm được thời gian | Các mẫu tấm có kích thước nhỏ, dễ gây cảm giác chia vụn không gian, vì vậy trần nổi (trần thả) ít ứng dụng cho thiết kế nhà diện tích nhỏ hẹp mà thường được ứng dụng cho các không gian lớn như nhà xưởng, hội trường. |
Chi phí rẻ hơn so với những mẫu trần thạch cao khác | Không có thẩm mỹ cao bằng những trần chìm. |
Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa khi xảy ra sự cố. Bạn chỉ cần tháo tấm thạch cao hỏng ra và thay bằng tấm mới một cách thuận tiện. | Tính chống ẩm thấp nên thường bị ố trong điều kiện tiếp xúc nước hoặc độ ẩm cao |
Thuận tiện cho việc lắp đặt đường dây hoặc các thiết bị, hệ thống thông gió trên trần | |
Khi thời tiết biến đổi, trần nhà ít bị co võng sau quá trình thi công |
4. Sự khác nhau giữa trần thạch cao nổi và chìm
Trần thạch cao khung chìm | Trần thạch cao khung nổi |
Có cấu tạo khung xương được ẩn toàn bộ bên trên các tấm thạch cao | Có cấu tạo một phần thanh xương bị lộ ra ngoài. |
được thiết kế bao gồm khung xương các tấm thạch cao trong đó khung xương được ghép bằng các khung định hình nhôm kẽm chữ U. | được thi công bằng cách thả từ trên xuống những tấm thạch cao được cắt ra có kích thước bằng khung định hình chữ L |
Quá trình thi công mất nhiều thời gian do cần sự tỉ mỉ. khéo léo | Quá trình thi công nhanh chóng tiết kiệm được thời gian |
Chi phí lắp đặt cao | Chi phí lắp đặt thấp |
Quá trình sửa chữa hay kiểm tra bất kỳ chi tiết nào cần phải tháo dở toàn bộ trần, đôi khi còn phải đập bỏ cả trần thạch cao. | Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa, khi xảy ra sự cố, bạn chỉ cần tháo tấm thạch cao hỏng ra và thay bằng tấm mới một cách thuận tiện. |
Cách âm cách nhiệt tốt hơn trần nổi | Cách âm cách nhiệt kém hơn trần chìm |
Tối ưu không gian, trọng lượng nhẹ, an toàn cho người dùng, tạo cảm giác thông thoáng | Dễ gây cảm giác chật chội, tính thẩm mỹ không cao |
Ứng dụng vào nhà ở, phòng khách, phòng ngủ | Ứng dụng cho các công trình lớn như bệnh viện, sảnh công ty |
5. Mẫu trần thạch cao khung nổi
Bạn đã chọn được mẫu trần thạch cao cho mình chưa, hãy liên hệ ngay KDesign qua hotline 0376 177 594 hoặc chat trực tiếp với chuyên viên để được tư vấn thiết kế miễn phí.
>>> Xem ngay: Dịch vụ thi công nội thất theo yêu cầu đang có chương trình ưu đãi khi thiết kế thi công trọn gói
Tham khảo thêm:
Kinh nghiệm chọn mẫu gạch ốp tường phòng khách đẹp 2022
Mẫu thiết kế tủ âm tường phòng khách đẹp, tiết kiệm không gian
Hướng dẫn trang trí mảng tường phòng khách đẹp, ấn tượng
100+ Mẫu thiết kế kệ tivi phòng khách chung cư đẹp, hiện đại